Coi thường biểu hiện đau mỏi cổ, vai, gáy: Bạn chắc chắn sẽ phải hối hận!

Theo thống kê thì có tới 33% dân số ở độ tuổi ngoài 30 có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ, trong đó dân văn phòng chiếm đến 55% và đa số xuất phát từ những triệu chứng đau mỏi vai gáy thông thường.

Khi xuất hiện những triệu chứng nhỏ như thỉnh thoảng đau mỏi vai gáy bạn thường lắc cổ, bóp vai và chỉ nghĩ đơn giản là: “Do làm việc nhiều quá nên đau mỏi, nghỉ ngơi sẽ hết thôi mà!”.

Nhưng bạn lại không để ý rằng, theo thời gian những biểu hiện đó nhanh chóng lặp lại với tần suất tăng dần thậm chí mức độ cũng nặng dần.

gáy thường là đau cơ năng bởi bị nhiễm lạnh đột ngột (nằm, ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, tắm nước lạnh, tắm ban đêm…).

Nằm sai tư thế, gối đầu quá cao (nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch máu bị chèn ép làm cho máu ở vùng cổ kém lưu thông) hoặc do nằm ngủ không trở mình, vận động sai tư thế (đột ngột quay cổ) hoặc do nghề nghiệp phải ngồi quá lâu trong một thời gian dài mà cột sống không được vận động.

Ngồi lâu một tư thế khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co gây đau mỏi liên tục, đau nhói tại một vùng ở bả vai nhất là cột sống cổ làm cho khí huyết không được lưu thông làm thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh hoặc thần kinh bị chèn ép (làm việc văn phòng, lái xe, đọc sách, viết sách, tài liệu…) hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây nên co cơ bất chợt.

Ngồi lâu một tư thế khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co gây đau mỏi vai gáy

Trong đó cột sống cổ làm một nhiệm vụ rất quan trọng đó là nâng đỡ phần đầu của cơ thể. Khi bạn thường xuyên ngồi lâu theo một tư thế, và tư thế này không thẳng sẽ là nguyên nhân làm cho cột sống bị mỏi tại một vị trí.

Vị trí này khí huyết sẽ bị ứ trệ, sự lưu thông khí huyết kém, ngoài ra việc sai tư thế sẽ làm trọng lực của phần đầu không được dồn đều và giảm lực qua các đốt sống cổ, lực sẽ tập trung nhiều vào một vị trí, do vậy vị trí này sẽ bị suy yếu hơn các đốt sống khác, khi đã suy yếu thì sẽ dẫn đến bạn thường xuyên bị mỏi cổ.

Cổ bị mỏi nhiều tháng là biểu hiện cho thấy sự suy yếu của cột sống cổ và là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn sẽ có thêm các biểu hiện đau lan ra vai, gáy, có thể dẫn đến tê tay, nặng có thể gây run tay, đôi khi lái xe mà thấy không thật tay, cảm giác không chắc chắn, bất an và mất an toàn. Nặng hơn nữa bạn có thể bị đau nửa đầu.

Do tính chất công việc của dân văn phòng, thường ngồi máy tính nhiều, ít vận động, ngồi triền miên từ lúc đi làm đến lúc về, thậm chí về nhà bạn lại cầm điện thoại, chăm chú đọc tin tức hoặc nằm đọc tin tức nhiều giờ trên giường trước khi đi ngủ.

Đây chính là thói quen nguy hiểm khiến hiện nay thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi 30.

Thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi 30

Biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy

Đúng như tên gọi, biểu hiện chính của căn bệnh đau mỏi vai gáy này là đau nhức, tê mỏi cổ, vai, gáy. Cơn đau mỏi thường có những đặc điểm sau:

– Thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh.

– Có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại (đau mỏi vai gáy cấp tính) nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng (đau mỏi vai gáy mạn tính).

– Đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến làm cho bị tê mỏi, cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.

– Mức độ đau càng tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ hoặc khi thời tiết thay đổi và giảm khi nghỉ ngơi.

– Nếu đau kéo dài khiến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, khó ngủ, dễ xúc động…

– Có cảm giác bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó khăn khi nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như trên thì đừng xem thường vì bệnh đau mỏi vai gáy càng để lâu sẽ càng nặng và rất dễ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, viêm dây thần kinh vai gáy…

Đau mỏi vai gáy thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh đau mỏi vai gáy

Khi bị đau vai gáy nên đi khám bệnh để xác định xem có bị chèn ép gây tổn thương hay không. Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho các vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.

Đồng thời bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau, chống viêm (thuốc uống, tiêm hoặc thoa ngoài da, cao dán…) và các thuốc giãn cơ. Lúc này cần hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi phục.

Cần chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại (nếu có), nên có người giúp xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ vai gáy chừng 10 – 15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông. Khi tắm, nên tắm bằng nước ấm.

Khi cơn đau cấp tính chỉ đơn thuần (không viêm nhiễm) có thể chườm bằng nước đá có tác dụng giảm đau tốt.

Để tránh đau vai gáy, cổ nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Bạn có thể tham khảo bài tập Trường Xuân Công – Khí công Himalaya sau để tự tập tại nhà:

Nên vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi lâu.

Khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư không cúi gập cổ quá lâu. Hàng ngày, nên ăn đủ chất và bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như: canxi, kali và các vitamin nhóm B, C, E.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *