Đọc bức thư này, ai trót lấy chồng xa quê cũng phải trào nước mắt!

Một năm cũ lại sắp qua đi và một cái Tết lại sắp đến. Đối với nhiều người phụ nữ xa quê, tháng Chạp đến cũng là thời điểm họ lại đau đáu một nỗi buồn chung: , nhớ mẹ cha, đau đáu trông về quê ngoại. Hình ảnh bóng hình bà ngoại già nua đứng ô cửa kính xe khách rưng rưng vẫy tay chào đứa cháo nhỏ hay ông ngoại mỉm cười giấu giọt nước mắt tiễn con cháu về nhà nội đã trở thành những hình ảnh nhói lòng mà chỉ những cô gái xa mới hiểu.

Với những người phụ nữ này, Tết là phải ở nhà nội. Vì thế trong câu chuyện của một người nào đó nhắc đến chuyện bố mẹ ở xa, Tết không được về nhà thì sẽ có rất nhiều chị em đồng cảnh ngộ cũng lặng lẽ rơi nước mắt.

Trong một tâm sự và hình ảnh được một người phụ nữ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội gần đây, nhiều người đã không thể kìm nén được cảm xúc vì thấy hình bóng của mình trong đó.

“Đây là thùng trứng ông bà ngoại dành dụm để gửi cho em đấy ạ. Em lấy chồng cách nhà đẻ 200km, cứ khi nào ông bà để được nhiều trứng là lại gói gói bọc bọc, không mang cho cháu được thì lại gửi xe khách. Mà cũng không phải tiện xe đâu ạ, phải mất 2 chuyến xe khách. đã vậy từ nhà ra chuyến thứ 2 để nhận thùng hàng cũng phải gần 10km cơ.

Thương ông bà lắm, có gì cũng để dành cho cháu, nhớ cháu nhưng không lên thăm được, hầu như tối nào cũng tranh thủ gọi facetime nói chuyện để nhìn cháu. Em sinh bé thứ 2 được 9,5 tháng rồi, lúc đẻ xong về ngoại được 1 tháng, phải ra tết mới được về tiếp. Mọi người có nhìn thấy tiền trong đấy không ạ? Bà nhét thêm vào trong thùng bảo là cho cháu. Chẳng phải nhiều nhặn gì nhưng nhìn đồng tiền mà em rơi nước mắt…

Nhớ ông bà ngoại lắm, 2 năm nay mỗi năm em được về ngoại có 1 lần thôi, ông bà nhớ cháu, nhớ con nhưng cũng không lên chơi nhiều được, phần vì xa, phần vì em có thể nói là vẫn ăn bám ông bà nội. Có ai lấy chồng xa như em không?”.

Kết thúc câu chuyện của mình là một câu hỏi ngắn thôi nhưng hàm chứa trong đó bao nhiêu cảm xúc kìm nén. Nhiều người trong số này khi đọc được dòng tâm sự trên lại ước rằng: “Giá mà mình đừng lấy chồng xa thì sẽ chẳng có cảnh này”.

Nhưng đó chỉ là điều ước vì hôn nhân là do duyên trời, và theo quan điểm Á đông thì một khi đã lấy chồng thì phải theo chồng, đó là quy luật bất biến bao đời nay. Thời còn yêu đương say đắm, những người con gái ai cũng bị tình yêu che lấp đi ý trí để rồi chạy theo tiếng gọi của con tim, bất chấp mọi khó khăn mà mình có thể phải đối mặt ở phía trước.

Để rồi dù cho là người vợ 18 tuổi, 28 tuổi hay nhiều tuổi hơn nữa đều lại có chung một sự hối tiếc là lấy chồng xa. Và những lúc buồn lòng, tủi thân như vậy họ lại có mong ước chung là muốn được làm lại từ đầu để có thể chọn cho mình một người chồng gần nhà hơn và có thể báo đáp chăm sóc được bố mẹ đẻ của mình nhiều hơn.

Được về nhà mẹ đẻ đón Tết là niềm mong ước của tất cả những người phụ nữ
Trở lại câu chuyện của người mẹ trẻ trên, thùng trứng gà được phủ thóc cho khỏi vỡ, kèm theo với đó là gạo lứt ông bà gửi cho con ăn thêm đế có nhiều sữa nuôi cháu với vài trăm nghìn cho cháu ngoại sao mà chan chứa yêu thương.

Một bạn đọc chia sẻ: “Hoàn cảnh của mình cũng giống bạn này. Lấy chồng 6 năm thì 2 năm đầu còn về nhà được vài lần, Tết còn qua thăm hỏi ông bà được. Nhưng 4 năm nay thì chẳng về được nữa vì con cái lít nhít, mẹ chồng thì nói bóng nói gió là Tết phải ở nhà chồng mà quán xuyến việc gia đình. Dù chồng cũng biết an ủi nhưng thế thôi chứ chẳng thay đổi được gì”.

Người khác thì tâm sự trong nước mắt: “Giờ mới thấy mình sai lầm. Trước đây khi yêu mẹ cũng gàn rằng sự khác biệt giữa gia đình nông thôn và thành thị lớn, vì yêu nên chẳng nghe. Giờ ở thành phố, bố mẹ ở quê, chẳng xa đâu, chỉ vài chục cây số thôi mà 1 tháng xin về một lần mà gia đình chồng ai nấy đều hậm hực, khó chịu. Giờ chỉ biết ôm con nhớ nhà mà khóc thầm thôi”.

Còn có người phụ nữ đang sống trong Nam thì nghẹn ngào khi nhớ cái Tết đầm ấm sum họp ngoài Bắc. “Mọi người mong Tết chứ em chẳng mong. Lấy chồng ở nơi phương Nam đầy nắng gió này. Mỗi khi Tết đến lại nhớ cái lạnh, cái không khí quây quần bên nồi bánh chưng mà tim như thắt lại. Nhớ cảnh mẹ còng lưng rửa lá dong còn bố cặm cụi ngồi gói những chiếc bánh xanh biếc. Nhớ quá nhưng giờ chỉ biết khóc”.

Ngoài những người cùng chung tâm trạng và hoàn cảnh như người phụ nữ ở câu chuyện trên thì cũng có những lời an ủi động viên đến từ những cô gái may mắn hơn khi lấy chồng xa nhưng lại được thoải mái về nhà ngoại. Nhiều người cho rằng mỗi người một hoàn cảnh, sự báo đáp của người con gái không nhất thiết phải chờ đến Tết mà có thể ở tất cả các ngày khác trong năm.

“Tết nhiều nhà bận nên các bạn có thể về trước Tết hoặc sau Tết thăm ông bà. Điều vui nhất của ông bà mình nghĩ không phải là phải về đúng dịp Tết để ăn với ông bà bữa cơm mà chính là nhìn thấy con cháu mình tươi vui, khỏe mạnh, sống có ích. Niềm vui có thể tạo quanh năm chứ đâu chỉ chờ vào dịp Tết các bạn nhé”, một cư dân mạng bình luận.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện của cô gái nhưng năm hết Tết sang rồi, nếu buồn thì cũng nén lại thôi chị em ạ. Quá khứ thì không thể nào thay đổi được, cái gì mình đã chọn thì cố gắng biến nó thành những điều tốt đẹp nhất. Bạn đau lòng thì mẹ cha cũng đâu vui vẻ gì. “Nếu lỡ xa bố mẹ rồi, lấy chồng xa rồi thì phải sống thật hạnh phúc, vui vẻ để làm an lòng đấng sinh thành bạn nhé”, một người bình luận.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *