Làm gì khi chồng bênh mẹ? Xem ngay các lời khuyên từ những chuyên gia tâm lý

Sống trong một gia đình nhiều thế hệ, phong cách sống, quan điểm sống… xích mích giữa mẹ chồng và nàng dâu là điều khó tránh. Những câu chuyện về cuộc sống ngột ngạt của nàng dâu khi ở với mẹ chồng và ngược lại – chuyện mẹ chồng khó chịu khi ở với nàng dâu có muôn hình vạn trạng. Đôi khi, những câu chuyện kể ngoài đời thực mà như trong phim, và người nghe chuyện không tin đó là chuyện có thật. Nhưng chốt lại, mọi câu chuyện được kể ra là để chia sẻ và để tìm ra hướng giải quyết. Nếu bạn đang ở trong tình trạng mẹ chồng “uy hiếp” và chồng “ngó lơ”, bạn cần ?

Nàng dâu nên làm gì khi chồng bênh mẹ?

Kìm chế cảm xúc tiêu cực
Đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu có thể là một cuộc cãi vã. Đỉnh điểm của cảm xúc lúc này có thể là những lời xúc phạm tiêu cực làm hạ nhục hoặc kích bác đối phương. Mà lời nói ra rồi, chẳng rút được lại. Nàng dâu có thể bị mẹ chồng đay nghiến lâu dài do những phát ngôn của mình. Hành động đó chẳng khác nào “sai một ly, đi một dặm” và mâu thuẫn được đẩy cao hơn.

được đưa ra là bạn cần kìm chế những cảm xúc tiêu cực như chửi thề, nói xấu đối phương, giọng điệu gay gắt, giọng điệu mỉa mai khi nói chuyện với mẹ chồng. Bạn hãy hiểu rằng bản chất của tranh luận là để tìm ra đúng sai và giải quyết vấn đề theo hướng khách quan nhất. Một khi tranh luận theo cảm xúc tiêu cực, tranh luận được hiểu là một cuộc cãi vã hạ nhục nhau và không thể giải quyết vấn đề đúng trọng tâm..

Vậy là bạn đã rõ nhé! Làm gì khi chồng bênh mẹ? – Đừng bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Hãy thật bình tĩnh, lường trước được kết quả của cuộc cãi vã và đừng đẩy mâu thuẫn tăng cao.

Tìm kiếm “đồng minh”
Khi bạn làm dâu ở một gia đình có mẹ chồng khó tính, bạn chẳng có ai thân thiết nhất để chia sẻ, ngoài người chồng của mình. Vậy, anh ấy là đồng minh của bạn. Hãy để cho anh ấy hiểu, anh ấy là người quan trọng giúp bạn hòa nhập với gia đình nhà chồng của anh ấy. Nếu anh ấy không ở bên bạn những lúc bạn đơn phương nhất, bạn hoàn toàn bị cô lập và không muốn ở một nơi cô lập bạn.

Ngược lại, với một người đồng minh, bạn sẽ có người để nói lên suy nghĩ của mình. Dù suy nghĩ của bạn không hợp lý, có thể anh ấy sẽ là người khuyên nhủ để bạn và cả gia đình nhà chồng hòa hợp nhau hơn.

Luôn giữ thái độ tôn trọng


Dù mẹ chồng sai, người làm dâu vẫn cần giữ lễ với bậc phụ huynh. Ảnh minh họa.

Làm gì khi chồng bênh mẹ? Mẹ chồng sai mà chồng vẫn bênh, việc nảy sinh thái độ tiêu cực là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, từ thái độ tiêu cực, bạn rất dễ có thái độ thiếu tôn trọng với người làm bạn khó chịu. Nói cách khác, sự thiếu tôn trọng là một biểu hiện của thái độ tiêu cực. Đừng xưng “tôi”, đừng gọi “bà”, đừng nói chuyện quá khứ, đừng nói lời gay gắt, đừng nói lớn tiếng, đừng chỉ tay… Những hành động trên chỉ đẩy mâu thuẫn thêm cao. “Đồng minh” của bạn cũng khó có thể bảo vệ bạn nếu bạn không tôn trọng người sinh thành ra anh ấy. Vậy chẳng khác nào bạn tự đánh mất lòng tự trọng và đánh mất “đồng minh” của mình?!!!

Đúng hay sai không quan trọng bằng giải hòa


Mâu thuẫn gia đình là tổn thương của các thành viên trong gia đình. Hãy hàn gắn nếu có thể. Ảnh minh họa.
Trong một cuộc cãi vã, thậm chí là chiến tranh ngầm, phân giải xem ai đúng hoặc sai không quan trọng bằng việc tìm giải pháp để giải hòa. Hãy hiểu rằng chồng bạn không thể bỏ mẹ và cũng không thể bỏ được người mẹ của các con của anh ấy, nên bạn hãy nhún một bước để anh ấy là người thứ 3 đứng ra khuyên nhủ mẹ và đồng cảm với bạn. Người thứ 3 có thể là người giải hòa tốt nhất, trong trường hợp bạn và mẹ chồng không thể tự giải hòa.

Chờ thời điểm thích hợp để nói chuyện
Làm gì khi chồng bênh mẹ và để vợ “đơn phương độc mã”??? Cần có “đường đi nước bước” đấy các chị em ạ. Đừng vội manh động! To gồm, gở miệng, đặt điều nói xấu, càu nhàu với chồng con, rỉ tai với hàng xóm chỉ là tâm lý thiếu kiểm soát không giải quyết được vấn đề. Người phụ nữ khôn ngoan sẽ bình tĩnh tìm thời điểm thích hợp để nói những lời có suy nghĩ với chồng hoặc mẹ chồng.

Người chồng nên làm gì khi mẹ và vợ bất hòa?


Trong một cuộc cãi vã, rất cần có một người giải hòa. Ảnh minh họa.
Làm gì khi chồng bênh mẹ? Có thể, ở vai trò là người vợ, bạn không thể hiểu hết tình huống của chồng khi giải quyết mâu thuẫn giữa 2 người phụ nữ quan trọng nhất của đời anh ấy. Vậy, bạn cũng đừng quên bỏ qua những lời khuyên dành cho chồng, hoặc mách cho anh ấy biết cách phải làm gì để mẹ và vợ hết mâu thuẫn và gia đình êm ấm hơn.

Sử dụng biện pháp tình thế
Đứng trước một xung đột giữa mẹ và vợ của mình, người đàn ông khôn ngoan cần biết làm gì đó để xoa dịu mâu thuẫn giữa 2 bên. Ví dụ, khi xảy ra cãi vã, người chồng cần bước vào, đứng ở giữa và nói với mẹ rằng “Mẹ để lát con nói chuyện với mẹ”, hoặc nói vợ rằng: “Em vào phòng lát mình nói chuyện”.
Nếu là mâu thuẫn ngầm, mẹ chồng và nàng dâu chẳng thể nói chuyện và gia đình không thể sum họp, người chồng nên là cầu nối để người vợ và người mẹ có thể ngồi ở gần nhau, tạo ra không khí gia đình vui vẻ hoặc động viên 2 người phụ nữ của mình để hàn gắn gia đình.

Kiềm chế cảm xúc


Bản thân người chồng cũng cần kìm chế cảm xúc khi giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Ảnh minh họa.
Có không ít các câu chuyện về tâm sự của người chồng muốn ly hôn vì vợ luôn đặt câu hỏi: “Em quan trọng hơn hay mẹ anh quan trọng hơn” hoặc “Anh cần em hay cần mẹ anh”. Rõ ràng việc so sánh và đặt mẹ với vợ lên bàn cân chỉ đẩy các anh chồng vào tình huống khó xử. Người đàn ông có trách nhiệm với gia đình chẳng thể bỏ mẹ và cũng chẳng thể bỏ vợ. Câu hỏi kia có vẻ ngốc nghếch trong mắt các anh. Nhưng không vì thế mà các anh chồng tỏ thái độ tiêu cực về người vợ. Hãy giải thích cho cô vợ đang gặp khủng hoảng tâm lý với mẹ chồng hiểu rằng cả mẹ và vợ đều quan trọng đối với anh ấy. Cả 2 người phụ nữ quan trọng đối với anh sống hòa thuận thì người đàn ông của gia đình mới yên tâm làm việc.
Tương tự với người vợ, hãy hiểu tâm lý của các anh và đừng tự đẩy mình lên bàn cân so sánh với mẹ chồng nhé.

Giữ vai trò là người thứ 3 – Đưa ra những suy nghĩ trung lập
Làm gì khi chồng bênh mẹ trước dù mình đúng? Chồng bênh mẹ có thể chỉ là giải pháp tinh thế để xoa dịu cuộc tranh cãi. Chị em đừng vội buồn tủi và cô lập mình nhé. Nếu sau đó, anh ấy gặp bạn và nói chuyện riêng với bạn, bạn cần lắng nghe.

Một người giải hòa cần là người đưa ra các ý kiến trung lập, tìm ra ai là người đúng, ai là người sai và tìm cách giải hòa. Một khi người chồng đứng ở thế giải hòa, người vợ không nên bảo thủ vì ngoài người chồng biết lắng nghe của mình ra, không ai có thể là đồng minh tốt hơn của chị em cả.

Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, các nàng dâu sẽ biết nên làm gì khi chồng bênh mẹ và các anh chồng cũng biết cư xử khéo léo hơn để xung đột gia đình được xoa dịu. Nếu bạn không tự tin với những lời khuyên này, hãy để chuyên gia tư vấn thêm cho bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *