Các nguyên tắc cơ bản để có thể “sống chung” với mẹ chồng

Có rất nhiều câu chuyện “khó gỡ” liên quan đến , . Có những câu hỏi rất khó giải thích, ví dụ như “cùng là phận làm dâu tại sao người không đồng cảm với con dâu?” hoặc “tại sao họ lại can thiệp quá sâu vào đời sống riêng của vợ chồng bạn?”. Tuy nhiên, các câu hỏi trên quá rộng để trả lời. Có vô vàn các tình huống mâu thuẫn nàng dâu – mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dù vậy, vẫn có các nguyên tắc cơ bản để “sống chung” với .

Yếu tố tâm lý có thể khiến mẹ chồng gây áp lực cho con dâu, vấn đề này có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu là vấn đề về lối tư duy do khác thế hệ, hoặc tư tưởng bảo thủ 2 bên không chịu nhường nhau, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong cùng một mái nhà khó có thể dung hòa.

Có những nguyên tắc cực kỳ hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Ảnh minh họa.
vấn đề tâm lý, nhiều bà mẹ chồng vốn rất hiền lành, nhưng khi có sự xuất hiện của con dâu, tình cảm của con trai san sẻ cho vợ khiến họ suy nghĩ tiêu cực. Bản chất tính cách người mẹ đó không phải như vậy. Có thể đó chỉ là sự ghen tuông và chưa thích ứng với việc có thành viên mới trong gia đình.

Về vấn đề lối tư duy, cả người chồng và người vợ phải có sự chuẩn bị tâm lý khi 2 thế hệ sống trong một mái nhà. Tính cách của những người thế hệ trước không dễ thay đổi, nhưng việc giữ ý, nhập gia tùy tục, hạn chế mâu thuẫn là việc cần làm. Chỉ còn cách kiên nhẫn “mưa dầm thấm lâu” mới giúp mẹ chồng và nàng dâu hòa hợp trong một mái nhà.

Nói tóm lại, các nguyên tắc cơ bản để sống chung với mẹ chồng hoặc chung với con dâu cần hai bên xây dựng. Nếu bạn muốn nhà cửa yên ấm, bạn cần có trách nhiệm và thái độ tích cực trong việc chủ động tạo dựng và tuân thủ các quy tắc nhất định, bao gồm các quy tắc sau:

#1. Nhập gia tùy tục

Nàng dâu mới nên sống theo nếp sống của nhà chồng, thay vì chống đối và sống theo lối sinh hoạt của riêng mình. Ảnh minh họa: PhotoAC
Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản để sống chung với mẹ chồng mà bạn không thể bỏ qua. Hãy chủ động tìm hiểu nội quy gia đình nhà chồng để thích ứng. Nếu điều đó hợp lý và dễ làm, không có chuyện gì đáng bàn. Nếu điều đó khó làm, hãy thích nghi. Nếu điều đó vô lý và bạn không thể làm, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để đóng góp ý kiến. Bạn là người mới đến, bạn đừng mong thay đổi nếp sống của cả gia đình nhà chồng nhanh chóng. Các nội quy gia đình có thể được cải tạo sau khi có con dâu mới nếu chúng hợp lý và cả gia đình đồng ý.

#2. Đừng vội phán xét

Khi xảy ra mâu thuẫn với mẹ chồng, là bậc dưới, người làm dâu đừng dại mà cao giọng với mẹ chồng, cũng đừng vội phán xét, than thở và nói xấu nhà chồng với người ngoài.

Có nhiều tình huống, bà nội muốn chăm sóc cháu theo cách của bà mà bạn không đồng ý, nhưng điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu cháu. Bạn cần ghi nhận tấm lòng của bà. Thay vì phán xét bà làm điều không tốt cho cháu, bà can thiệp cách nuôi dạy con của bạn, bạn hãy nói chuyện cởi mở để cho bà biết rằng cách chăm con của bạn tốt hơn. Đừng để cảm xúc của bạn lấn át mà phản ứng dữ dội với mẹ chồng. Nói xấu mẹ chồng với hàng xóm hoặc trên mạng xã hội cũng cần tránh. Đó là cách bạn đang “nhen nhóm” thêm mâu thuẫn gia đình, và tạo khoảng cách với mẹ chồng.

#3. Trung thực, tôn trọng người bề trên, không mỉa mai đạo đức giả

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu có thể xuất phát từ một phía hoặc cả hai phía. Nếu điều này xảy ra, bạn cần đối diện thẳng với vấn đề. Trong các nguyên tắc cơ bản để sống chung với mẹ chồng, việc tôn trọng bề trên luôn được đặt lên hàng đầu, dù mẹ chồng đúng hay sai. Hãy nói cho chồng bạn biết rằng bạn với mẹ của anh ấy không vui vẻ khi nhìn mặt nhau để anh ấy can thiệp. Cũng tùy vào mức độ của mâu thuẫn, bạn có thể tìm cách tiếp cận và nói chuyện thật bình tĩnh và thấu tình đạt lý với mẹ chồng.
Đừng tỏ thái độ thiếu tôn trọng như nói lớn, xưng hô “bà” – “tôi” hay lấy chuyện cũ ra để “hạ nhục” nhau. Ngoài ra, nếu bạn tỏ thái độ cay nghiệt, nói chuyện mỉa mai đạo đức giả, đó cũng được coi là thái độ thiếu tôn trọng người bậc trên.

Vẫn là yếu tố trung thực và thẳng thắn. Trong trường hợp bạn đã cư xử sai, việc xin lỗi rất được khuyến khích. Điều này không hề làm mất danh dự của bạn, mà chỉ chứng tỏ rằng bạn không muốn hiểu lầm và chiến tranh. Nếu mẹ chồng của bạn là người hợp tình hợp lý, bạn có thể xoay chuyển tình thế để lấy lại cảm tình và gần gũi với mẹ.


Hãy thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với mẹ chồng để gần gũi với mẹ hơn. Ảnh minh họa: PhotoAC.
#4. Không thể hiện tình cảm thân mật với ông xã trước mặt bố mẹ chồng

Trở lại với các nguyên tắc cơ bản để sống chung với mẹ chồng liên quan đến yếu tố tâm lý, các cặp vợ chồng nói chung, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ không nên thể hiện tình cảm thân mật trước mặt bố mẹ chồng. Yếu tố tâm lý này rất dễ hiểu, bởi tình yêu của con trai họ đã bị chia sẻ cho con dâu. Khi 2 vợ chồng âu yếm nhau trước mặt họ, họ thường thấy “gai mắt” và sinh lòng ghen tị.

#5. Quan tâm đến cảm xúc


Có bao giờ nàng dâu tự đặt mình vào tâm thế của người mẹ chồng? Có thể họ có những cảm xúc tổn thương và ghen tị với bạn. Có thể người mẹ chồng yêu cầu cao về một nàng dâu. Nếu bạn không thể trở thành nàng dâu như mong đợi của mẹ chồng, bạn nên nói chuyện cởi mở để bà ấy biết rằng bạn còn có nhiều khó khăn và trách nhiệm khác như làm xa, làm ca, phải chăm con, phải đi công tác, phải kiếm tiền như chồng… Nếu bạn không trò chuyện thẳng thắn, có thể mẹ chồng không hiểu được bạn và ngược lại bạn cũng không biết rõ vì sao mẹ chồng lại khắt khe với bạn như thế.

Nói tóm lại, gần gũi, trò chuyện thẳng thắn với mẹ chồng thực sự là cách làm đơn giản và dễ làm mà một nàng dâu có thể thay đổi được tính nết và tâm lý mẹ chồng. Hãy nhớ quy tắc về cảm xúc này nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *