Tâm lý mẹ chồng mà các nàng dâu cần biết

Trong xã hội hiện đại, các nàng dâu thường không mặn mà với việc ở chung với gia đình nhà chồng. Có rất nhiều lý do để giải thích cho hành động này như lề nếp sinh hoạt, quan điểm sống khác nhau, thậm chí là định kiến xã hội. Thực tế, các lý do trên thuộc về vấn đề ý thức và yếu tố có thể điều chỉnh được.

Việc hiểu rất quan trọng. Nếu bạn muốn sống hòa hợp với gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng “quái tính”. Bạn cần là người biết kiềm chế cảm xúc và đặt mình vào tình huống của họ để giải quyết mâu thuẫn một cách thấu tình đạt lý nhất. Cụ thể, bạn cần biết mẹ chồng đang nghĩ gì và mong muốn gì? Tiếp đó, hãy đánh giá tình hình, tìm giải pháp để dung hòa mối quan hệ mới đó. Cuối cùng, nếu không được thì hãy tính xa mặt, cách lòng để “cơm lành canh ngọt”.

Con dâu là người ngoài

Tâm lý chung của những người mẹ chồng khó tính thường coi con dâu là người ngoài, “khác máu tanh lòng”. Họ không dễ coi một cô con dâu xa lạ là con cháu trong nhà. Con dâu dễ tính thì mẹ chồng có thể dò xét, bắt nạt, mà con dâu khó tính thì mẹ chồng quái tính có thể gây sự và lôi con trai của họ vào cuộc. Đó còn chưa kể những chuyện phức tạp xảy ra khi con cái ra đời, “cháu của bà” và “con của chúng ta” trở thành 2 phạm trù khác biệt.

Nói tóm lại, sống trong một ngôi nhà mà mẹ chồng không coi con dâu là người nhà thì thật là khó thở. Thậm chí, mẹ chồng im lặng thôi cũng thấy áp lực.

Giải pháp:

– Nếu chồng bạn có thể can thiệp, hãy gần gũi với chồng để anh ấy làm người giảng hòa. Đồng thời, bạn cũng nên gây thiện cảm với mẹ chồng. Đừng cố tạo ra những bất đồng ngầm và có thái độ gay gắt.

– Nếu chồng bạn không can thiệp, bạn thực sự đang không có “đồng minh”. Hãy suy nghĩ lại xem mình đã làm gì để mẹ chồng không hài lòng về mình. Hãy tìm hiểu về tâm lý mẹ chồng. Ngay sau đó, hãy tìm người giải hòa, hoặc tự bạn tìm thời điểm thích hợp để trò chuyện cởi mở với họ.

Con dâu “cướp” mất con trai của mẹ

Chẳng biết đây có phải là vấn đề tâm lý của những bà mẹ yêu con hơn cả yêu bản thân mình không, mà khi con trai có vợ, họ tự nghĩ rằng mình bị ra rìa(?)! Họ tự áp đặt tâm lý sợ sệt, nghi ngờ lên mình và nghĩ cô con dâu yêu con trai họ là một kẻ “cướp” hết yêu thương từ con trai của họ. Tâm lý mẹ chồng là như vậy đó!

Nghe có vẻ ấu trĩ, không văn minh và mê muội? Có thể một nàng dâu sẽ thấy thật bất hạnh khi gặp một bà mẹ chồng như thế. Nhưng tình huống này có thể được hóa giải nếu nàng dâu hiểu được ngọn nguồn của vấn đề. Có thể, người mẹ kia yêu con và muốn cả 2 vợ chồng của bạn không thờ ơ với mình. Nếu 2 vợ chồng bạn thực sự đang thiếu quan tâm đến đời sống hàng ngày và cảm xúc của mẹ, thì đây là lúc để bồi đắp tình cảm. Chồng bạn sẽ là cầu nối giữa bạn và mẹ chồng để 2 người hiểu nhau hơn.

Mẹ là “osin”

Một người mẹ yêu thương con cháu, sẵn sàng tự nguyện làm mọi việc trong nhà thay các con. Tuy nhiên, nếu mẹ già thì bạn hãy nhắc nhở mẹ nghỉ ngơi và đừng để mẹ làm. Nếu mẹ còn khỏe và có thể đỡ đần bạn việc nhà, hãy thể hiện sự biết ơn, đừng lạm dụng sự tốt bụng của mẹ và càng không nên thờ ơ. Nếu bị tổn thương, họ sẽ tự đặt điều rằng họ là người ở của vợ chồng bạn. Và chuyện này mà bị bàn tán ở khu dân cư bạn ở thì thật chẳng hay chút nào đúng không?

Con dâu đoảng

Có thể nào mẹ chồng “quái tính” quy kết bạn đoảng 1 cách tùy tiện? Bạn cần suy nghĩ về việc này nghiêm túc đấy. “Đoảng” có nhiều dạng nhưng nếu mẹ chồng có thể thông cảm được thì “đoảng” vẫn đáng yêu. Còn khi đã không thông cảm được thì “không đoảng” cũng trở thành “đoảng”. Nếu chỉ vì sự “đoảng” của bạn mà mẹ chồng khiến bạn “khó thở”, bạn hãy thử “ngừng đoảng” để theo dõi thái độ của mẹ chồng xem. Nếu vẫn không thể làm hài lòng mẹ chồng khi đã hết đoảng, hãy nói cho chồng bạn biết rằng mẹ chồng gây khó dễ cho bạn và biến anh ấy thành “đồng minh” của bạn để hai bên sống hòa bình hơn.

Tâm lý mẹ chồng “quái tính” – họ mong muốn gì


Cần hiểu tâm lý của mẹ chồng để biết họ nghĩ gì, muốn gì. Ảnh: Internet.
Con dâu làm hết việc trong nhà

Cuộc sống của môt gia đình nhiều thế hệ luôn phức tạp. Việc phân chia công việc gia đình tốt nhất nên được phân công rõ ràng. Một khi công việc đã “có chủ”, mẹ chồng sẽ không có cớ bắt bẻ con dâu lười, con dâu vụng. Bạn cũng phải đi làm và phải lo cho gia đình của riêng mình, nếu mẹ chồng luôn đòi hỏi con dâu phải làm hết việc trong nhà, bà ấy thực sự là một bà mẹ chồng khó tính và không biết điều. Có khi nào “đổi vai trò” cho nhau – mẹ chồng làm con dâu thì họ mới nhận ra rằng họ quá đáng?

Con trai luôn quan tâm đến mẹ

Vâng, không ai “cướp” đi con trai của mẹ. Con trai của mẹ chỉ chia sẻ quan tâm với người vợ và các con của anh ấy thôi. Các đấng sinh thành xin hãy hiểu cho. Mà nói thế nào để các mẹ hiểu đây hả chị em? Hãy hiểu tâm lý mẹ chồng sợ bị con dâu thay thế mẹ đẻ! Có lẽ hãy kiên trì và cùng anh chồng của mình tạo niềm tin với mẹ. “Mưa dần thấm lâu”, chi có cách đó mẹ mới hiểu rằng, các con luôn ở bên mẹ, chỉ cần mẹ không quá đáng đòi hỏi và có ác cảm với người kề vai sát cánh với con trai mẹ là được!


Mẹ chồng khó tính luôn đòi hỏi quá nhiều ở con dâu. Ảnh: Internet.
Muốn nhận quà và khen ngợi

Mẹ cũng là phụ nữ. Nếu bạn muốn gần gũi với mẹ chồng hơn. Đừng quên quan tâm đến mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất từ những lời khen ngợi cho đến các món quà nhỏ. Ngắn gọn là như vậy.

Đi làm về sớm

Các bà mẹ chồng khó tính thường hay can thiệp quá sâu vào đời sống của con cái. Tùy đặc thù của công việc, việc đi sớm về khuya của con cái là việc “bất đắc dĩ”, người ở nhà không nên khó chịu và gây áp lực. Thực tế, không ai muốn đi sớm về khuya như thế cả, đặc biệt là khi bạn đã có con nhỏ. Nếu mẹ chồng tâm lý, họ nên thông cảm với con dâu, thay vì chỉ trích.

Nếu không nhân được sự thông cảm, các chị em hãy chọn thời điểm thích hợp và nói chuyện cởi mở với mẹ. Hãy nói chuyện một cách chân thành, người hiểu biết luôn biết lý lẽ và thấu hiểu.

Không phấn son, váy vóc


Mẹ chồng khó tính có thể can thiệp đến cả việc ăn mặc của con dâu. Ảnh: Internet.
Vẫn là câu chuyện của những bà mẹ chồng khó tính vì những thứ nhỏ nhặt. Không ít các nàng dâu kể về câu chuyện mẹ chồng chỉ trích con dâu diện dàng phấn son váy vóc. Họ nghĩ con cái có chồng rồi còn môi đỏ, váy áo, nước hoa để trai nhìn thì không thể ưa nổi.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều mối quan hệ đâu đơn giản như các mẹ nghĩ. Nếu công việc của bạn phải gặp khách hàng, hay đối tác, việc ăn mặc chỉn chu, lịch sự là yêu cầu cần thiết của công việc. Các chị em đừng vì lo sợ mẹ chồng nói điều ra tiếng vào mà bỏ qua việc ăn mặc. Nếu cần thiết, đừng ngại nói chuyện với chồng và nhờ anh ấy tác động với mẹ. Đây đơn giản chỉ là vấn đề về lối suy nghĩ mà thôi.

Tâm lý mẹ chồng “quái tính” – làm gì để dung hòa?


Cần dung hòa mối quan hệ với mẹ chồng để gia đình êm ấm. Ảnh: Internet.
Chốt lại, chúng ta dễ dàng nói “Em không thể sống chung với mẹ của anh”, nhưng sẽ cần phải cân nhắc khi ở riêng hoặc thậm chí là ly hôn chỉ vì mẹ chồng khó tính. Làm lành và giữ hòa khí gia đình là điều cần làm hơn cả. Dù là người chuẩn bị kết hôn, đã kết hôn và có con cái, tìm hiểu tâm lý mẹ chồng và hòa giải mâu thuẫn với mẹ chồng là việc cần lường trước và lên các kịch bản xử lý.

Những điều bạn có thể làm trước tiên, bao gồm những việc sau:

– Tìm hiểu những điều khác biệt

– Thiết lập một khoảng cách nhất định với những nội quy gia đình cụ thể

– Không nói xấu nhà chồng ở khu dân cư đang ở hoặc trên mạng xã hội

– Kiềm chế cảm xúc khi có mâu thuẫn

– Tìm thời điểm thích hợp để nói chuyện với mẹ chồng

– Tâm sự với chồng để chia sẻ và hòa giải

– Luôn giữ thái độ tôn trọng

– Hãy kiên trì để hiểu nhau hơn

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *